Những điều cần lưu ý khi chụp hình sự kiện

Chụp hình lấy liền tại sự kiện

Quay Phim và Chụp hình sự kiện luôn là một phần quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh và marketing của doanh nghiệp. Tuy nhiên, quay phimchụp hình như thế nào để đem lại những bức ảnh hiệu quả và đẹp nhất thì không phải là chuyện đơn giản. Vì thế Tũn Media sẽ bật mí cho bạn những kinh nghiệm chụp ảnh sự kiện đẹp ở bài viết dưới đây.

Kinh nghiệm chụp ảnh sự kiện  trở nên chuyên nghiệp hơn

1. Kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng

Quay phim sự kiện

Bạn cần tìm hiểu kỹ về thông tin về buổi sự kiện từ phía khách hàng. Hôm nay sẽ cần chụp gì, cần bắt những khoảnh khắc và nhân vật quan trọng nào. Những chi tiết về địa điểm tổ chức để lựa chọn các thiết bị cho phù hợp, thời lượng buổi sự kiện và một bảng kế hoạch chương trình chi tiết. 

2. Mang theo các thiết bị cần thiết

Để đảm bảo bạn sẽ mang đủ những thứ bạn cần thiết. Cần lên danh sách và chọn thiết bị càng đa năng càng tốt. Chẳng hạn như bạn đem hai máy để thay đổi nhanh chóng và có thể đề phóng được trường hợp máy móc gặp trục trặc. Hoặc là nếu sự kiện kéo dài cả ngày bạn nên đem pin dự phòng cho đèn flash. 

3. Nên đến sớm

Bạn nên chủ động đến sớm ít nhất là 30 phút so với giờ hẹn của khách hàng. Việc này sẽ giúp bạn giảm được nguy cơ đến trễ do tắc đường. Ngoài ra, bạn sẽ có thời gian để tìm hiểu địa điểm sự kiện để chụp. Bên cạnh đó, việc bạn đến sớm sẽ giúp bạn chủ động hơn trong khâu lắp đặt hoặc điều chỉnh lại bố ảnh. 

4. Quan sát và hỏi trước khi chụp ảnh

Điều này khi nghe qua có vẻ là không thật sự cần thiết. Tuy nhiên, có một số vị khách trong một vài tính huống lại không muốn mình bị chụp ảnh, ví dụ như là khi đang ăn. Vì thế, thay vì thấy ai cũng lấy máy ảnh lên chụp, bạn nên quan sát đến thái độ của họ và cho họ thời gian để chuẩn bị tạo dáng. Đây cũng là cách thể hiện sự lịch sự và tinh tế của bạn và tránh được trường hợp những vị khách ấy bực mình và không vui. 

5. Nên chụp ảnh tập thể sớm nhất

Bạn có thể đề nghị chụp ảnh tập thể sau khi diễn ra phiên khai mạc. Vì nếu bạn để đến cuối sự kiện thì khi đó nhiều khách mời có thể bỏ về trước hoặc là đi vệ sinh. Khi chụp ảnh bạn nên nhờ khách hàng cùng sắp xếp vị trí sao cho phù hợp. Cố gắng để mọi người đến sát vào nhau và bố trí hàng lối cho gọn nhất. 

6. Thể hiện được sự chuyên nghiệp và phong cách buổi sự kiện

Không giống với chụp ảnh tiệc cưới, sự kiện thương mại đòi hỏi những bộ ảnh khác nhau. Mặc dù cả hai đều có yếu tố trang trọng. Tuy nhiên sự kiện sẽ thể hiện con người trong bối cảnh của sự chuyên nghiệp. Còn đám cưới sẽ nghiêng về con người với những cảm xúc và niềm vui. Thế nên, bạn cần phải nắm bắt những thông tin cũng như yêu cầu của khách hàng là nên chụp ai, cần chụp cùng với ai, chụp như thế nào và lúc nào cần chụp,…

>> Những địa điểm chụp hình cưới đẹp tại Đà Nẵng

>> Chụp hình ngoại cảnh tại Đà Nẵng

7. Khâu xử lý hậu kỳ

Một chương trình sự kiện có đến hàng trăm có khi là hàng nghìn ảnh. Ngoài việc chọn và xử lý những bức ảnh đó cho đẹp. Thì thời gian cũng là một yếu tố rất quan trọng. Vì nhìn chung, nhiều khách hàng luôn thiếu đi sự kiên nhẫn để chờ đợi. Nếu có thể bạn nên thông báo cho họ chính xác và tiến độ và thời gian và nhớ đừng nên trễ hẹn với khách hàng. 

Kỹ thuật chụp ảnh tại sự kiện đẹp và chuyên nghiệp

Thông thường khi chụp ảnh sẽ thấy hai trường hợp đó là sử dụng và đèn flash rời hoặc là không sử dụng. Tuy nhiên cả hai trường hợp này đều có cách cài đặt thông số máy không giống nhau. Vì thế sẽ có những trường hợp:

1. Kinh nghiệm chụp ảnh sự kiện đối với trường hợp đèn flash có TTL tự động

Thông thường với flash có chế độ TTL tự động thì bạn sẽ nhàn hơn. Tùy vào sự phù hợp với điều kiện ánh sáng và môi trường, và lúc này bạn có thể để chế độ mà bạn yêu thích. Để chế độ A ưu tiên khẩu hoặc là để chế độ ưu tiên tốc độ (hay chế độ M). Nhưng dù là bạn để ở chế độ nào thì đèn cũng đã được đồng bộ với máy ảnh của bạn. Vì thế bạn sẽ không bị bỏ lỡ nhưng khoảnh khắc đẹp nhất tại sự kiện khi chụp ảnh. 

2. Kinh nghiệm chụp ảnh sự kiện trong trường hợp có chế độ flash nhưng không có TTL 

Với trường hợp có đèn flash không có TTL hoặc trường hợp những nơi có ánh sáng phức tạp. Thì bạn nên chuyển flash sang chế độ M ( Manual ) để chỉnh cho phù hợp với môi trường. Khi sử dụng đèn flash chụp ảnh thì bạn nên dùng ống kính có tiêu cự đa dạng và tiêu cự của ống kính thông thường sẽ từ 18 đến 200 mm. 

Để tránh trường hợp chụp ảnh người nét bị mờ. Bạn nên để tiêu cự nhỏ nhất để hạn chế được hiện tượng bị xoá phông do tiêu cự. Tiêu cự tầm trên dưới F/5 là ổn nhất, lúc này tuỳ vào hoàn cảnh ISO của bạn nên đẩy cao tầm 800 – 3200. Để tránh tình trạng khi đánh đèn mặt mọi người sẽ bị quá sáng và hậu cảnh ở phía sau sẽ bị đen. Bạn có thể sử dụng thêm miếng hắt tản sáng tầm 45 đến 90 độ lên trần nhà hoặc miếng tay gấu để ánh sáng được đều và mềm tránh hiện tượng loang lổ.

>> Chụp hình sự kiện tại Đà Nẵng chuyên nghiệp

3. Trường hợp flash bị hết pin, hư hỏng hoặc quên mang theo

Khi gặp phải trường hợp này bạn cần yêu cầu bật tối đa những ánh đèn của buổi sự kiện để vớt lại một chút ánh sáng đang bị thiếu. Hoặc Bạn có thể chữa cháy bằng những cách như sau:

  • Giảm lại tốc độ chụp. Nếu có ống kính có chức năng hỗ trợ chống rung (lên tới 1/15 giây) thì bạn sẽ tận dụng được tối đa chức năng đó từ ống kính. Còn đối với ống kính thông thường bạn có thể để tốc độ chụp ảnh ở mức tối thiểu lớn hơn hoặc là bằng 1/80 giây. Nhằm hạn chế rung do tay cầm máy hoặc người chụp di chuyển làm nhoè và mờ đi bức ảnh. 
  • Tăng ISO của máy ảnh. Bạn tăng ISO lên một mức nào đó chấp nhận được và tránh bức ảnh bị bệt và noise.

Tận dụng chế độ flash cóc có ở thân máy nhằm hạn chế việc tăng ISO. Tuy nhiên khi bạn sử dụng flash cóc những tấm ảnh thường sẽ đem lại ánh sáng không đều và bị bóng da mặt.

  • Mở khẩu ở mức có thể. Khi bạn mở khẩu tối đa thì khẩu độ sẽ làm bức ảnh bị xóa phông vì thế bạn nên mở khẩu độ ở mức vừa đủ hoặc bạn có thể chụp xa chủ thế một chút.

>> Giá chụp hình và quay phim sự kiện tại Đà Nẵng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *